Tương quan Lương_phi_(Khang_Hy)

Đến nay, vẫn không tìm ra được chỉ dụ tấn phong Giác Thiền thị làm Lương phi. Căn cứ "Hoàng thất ngọc điệp" (皇室玉牒) hoàn thành năm Khang Hi thứ 45 (1706), lúc này Giác Thiền thị vẫn như cũ được gọi "Lương tần", nên thời gian phong Phi của bà thu nhỏ từ năm Khang Hi thứ 46 trở đi đến Khang Hi thứ 50, lúc bà qua đời. Lại rồi xem xét Thanh Thánh Tổ thực lục (清聖祖實錄), trong thời gian từ năm 46 đến năm thứ 50, không hề có một đại phong hậu cung, nên rất có thể Giác Thiền thị là đơn độc phong Phi. Tuy nhiên, có một khả năng rằng Lương phi được tấn phong lúc đang bị bệnh. Loại việc này thì Khang Hi Đế không phải chưa từng làm, như Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu được lập Hậu khi sắp mất, ý muốn lấy vinh diệu mà song hỉ. Điều này chứng minh trong từ ngữ Tế văn của bà, ghi rằng:「"Niệm cửu bị hồ tần hành, viên ưu gia phu Phi hào, phương kỳ vĩnh miên phúc chỉ, hà ý cự cáo luân tồ"」. Dù là bị bệnh mới phong, nhưng cơ bản thì Giác Thiền thị cũng được đơn độc phong Phi, loại này ân huệ đối với thời Thanh khá có ý nghĩa, vì hậu cung tấn phong rất ít khi đơn độc, mà đều phải tấn phong cùng một đợt cả.

Câu chuyện về Lương phi được đồn đoán rất nhiều, cũng bởi vì Khang Hi Đế đích thân chỉ trích 「"Dận Tự là do tiện phụ Tân Giả khố sinh ra"」, mà hình ảnh Lương phi trong tiềm thức những người biết đến chuyện hậu cung thời Khang Hi liền được tô vẽ thành một nữ tử có xuất thân thấp kém, mà xuất thân thấp kém có thể đến được sủng ái, tự nhiên cũng được ngầm hiểu thành có lẽ bà là một người rất xinh đẹp. Cũng cứ như vậy, Lương phi Vệ thị thời Khang Hi được truyền tụng rằng có tư sắc diễm lệ, dịu dàng và thông minh. Sách Thanh đại Thập tam triều cung đình bí sử (清代十三朝宫闱秘史), có nói rằng Lương phi của Khang Hi Đế là 「"Mỹ diễm quan nhất cung, sủng hạnh vô bỉ"; 美艳冠一宫,宠幸无比」, lại còn có cách nói Lương phi có mùi hương kì lạ, tẩy đi không hết, đến cả nước bọt cũng có hương khí[10].

Dù chỉ sinh được duy nhất một Hoàng tử, lại xuất thân từ Tân Giả khố, nhưng Giác Thiền thị từng bước được phong Phi đã luôn là đề tài bàn luận không chỉ các sử gia mà cũng gợi cảm hứng cho nhiều tiểu thuyết. Trong phim và tiểu thuyết Tịch mịch không đình xuân dục vãn, Giác Thiền thị được hư cấu hóa là con gái của Sát Cáp Nhĩ Thân vương A Bố Nãi của Giác Nhĩ Sát thị, dòng dõi quý tộc Mông Cổ, có âm mưu phản lại triều Thanh nên bị xử tử. Một điều trùng hợp là A Bố Nãi cha của Lương phi cùng Sát Cáp Nhĩ Thân vương đều cùng tên và cùng thị tộc, nên tác giả Phỉ Ngã Tư Tồn hợp nhất để tiểu thuyết hóa tình tiết cho gay cấn, tuy nhiên điều đó không đúng trong sự thực lịch sử.